Thoát vị đĩa đệm thì nên ăn gì?
Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh xương khớp gây ra sự đau đớn, khó chịu cũng như cản trở các hoạt động hằng ngày, phổ biến nhất hiện nay là thoát vị đĩa đệm ở đốt sống cổ và lưng. Khi các đĩa đệm lệch vị trí chèn ép dây thần kinh sẽ gây ra nhưng cơn đau mỏi, tê yếu, khiến người bệnh gặp khó khăn khi vận động. Về lâu dài, bệnh sẽ làm mất khả năng hoạt động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.
Việc sử dụng thuốc chỉ giúp bệnh nhân tạm thời giảm bớt đau đớn chứ không thể điều trị thoát vị đĩa đệm dứt điểm hoàn toàn. Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị và phục hồi chức năng cột sống. Chính vì vậy mà câu hỏi liên quan đến thoát vị đĩa đệm nên ăn gì là vấn đề nhận được sự quan tâm khá lớn từ người bệnh.
Người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh xương khớp gây ra sự đau đớn, không được thoải mái cũng như cản trở các hoạt động hằng ngày
- Canxi là một chất vô cùng quan trọng không thể thiếu đối với sự phát triển của xương khớp và dễ dàng tìm thấy trong các loại thực phẩm sau:
- Các chế phẩm từ sữa như sữa tươi, sữa chua, phô mai…
- Các loại rau có màu xanh đậm như rau cải xoăn, cải bó xôi (rau bina), bông cải xanh,…
- Các loại đậu như đậu phụng, đậu Hà Lan, đậu đen,…
- Một số loài cá như cá hồi và cá mòi..
- Những thực phẩm khác như tàu hũ, hạt vừng, bánh bắp, đường nâu.
- Vitamin D rất cần thiết để hỗ trợ cơ thể có thể hấp thụ và chuyển hóa canxi, giúp bảo vệ khung xương. Các loại thực phẩm như lòng đỏ trứng, cá hồi, cá trồng, gan, sữa sẽ nguồn vitamin D thật tuyệt diệu.
- Magie và vitamin K giúp tổng hợp protein hình thành xương cũng như duy trì mức độ khoáng hoá của xương. Bạn có thể tìm thấy Magie trong các loại ngũ cốc và bánh mì; các loại quả hạch như hạt điều, hạt hướng dương, hạnh nhân; các loại rau màu xanh đậm như rau cải xoăn, rau bina, bông cải xanh cũng như trong các loại trái cây như bơ và kiwi.
- Vitamin K có trong gan động vật, thịt heo, sản phẩm từ sữa và các loại rau cải như măng tây, rau bina, bông cải xanh.
- Axit béo Omega 3 khi đi vào cơ thể sẽ biến đổi thành prostaglandin, giữ vai trò quan trọng trong chuỗi phản ứng kháng viêm. Vì vậy người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn nhiều các loại thực phẩm giàu Omega 3 như cá hồi, cá ngừ, đậu nành…
- Glucosamine và Chondroitin là những chất quan trọng giúp tái tạo sụn khớp. Bạn có thể tìm thấy những hợp chất tự nhiên này trong nước hầm xương ống hay sụn sườn của bò và dê.
Người bị thoát vị đĩa đệm nên hạn chế ăn gì?

Để giảm đau và chống viêm hiệu quả, người bị thoát vị đĩa đệm cần phải loại bỏ các loại thực phẩm như thịt đỏ, các thức ăn nhiều dầu mỡ
Để giảm đau và chống viêm hiệu quả, người bị thoát vị đĩa đệm cần phải loại bỏ các loại thực phẩm sau ra khỏi khẩu phần ăn hằng ngày:
- Thịt đỏ
- Bánh mì trắng, mì ống
- Sữa nguyên kem
- Thức uống có đường và bánh snack
- Đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ
- Thực phẩm có thành phần là dầu thực vật đã được hydro hoá
- Các chất kích thích như bia, rượu,…
Chế độ dinh dưỡng
Các thực phẩm bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cần tránh
- Thực phẩm giàu chất đạm, các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt bê, thịt cừu, thịt lợn… Trong quá trình tiêu hóa lượng thịt đỏ được hấp thụ, cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều acid và cần canxi để trung hòa. Nếu bạn không cung cấp đủ lượng canxi rất cần thiết, cơ thể sẽ tự động rút canxi từ hệ xương khớp, gia tăng nguy cơ bị viêm khớp, loãng xương…
- Thực phầm chứa purin và fructose như thịt gia cầm, cá trích, thịt gia súc, cà muối, dưa muối, nội tạng động vật (như tim, gan, phổi, ruột…). Purin và Fructose khi nạp vào cơ thể sẽ kích thích phản ứng viêm ở khớp, làm cơn đau trở nên trầm trọng hơn.
- Thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ như gà rán, xúc xích, thịt nướng… Các chất béo bão hòa có trong các loại thực phẩm này sẽ thúc đẩy phản ứng viêm ở khớp xương, gây ra tình trạng sưng đau, ảnh hưởng không tốt đến quá trình điều trị.
- Thức uống chứa cồn hoặc chất kích thích như bia, rượu và cà phê có thể khiến bệnh tình diễn tiến trầm trọng hơn.
Chế độ ăn uống hợp lý dành cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm
- Các thực phẩm giàu axit béo Omega-3 như cá thu, cá ngừ, cá hồi, tôm, cua… Omega-3 có tác dụng ngăn cản các phản ứng viêm gây hại cho khớp, giảm triệu chứng đau mỏi.
- Nước hầm xương ống, sụn bò và bê có chứa nhiều glucosamin, chondroitin và canxi giúp sụn khớp chắc khỏe, cải thiện tình trạng sưng viêm.
- Các loại rau xanh có màu xanh đậm như cải mầm, rau bina, cải xanh, cải xoăn, bắp cải và bông cải là những thực phẩm tốt cho quá trình phục hồi các chấn thương khớp xương. Trong các loại rau màu xanh đậm có chứa nhiều vitamin (vitamin A, C và K) và khoáng chất (sắt và canxi) rất cần thiết để tăng cường sức khỏe hệ xương khớp, giảm nguy cơ loãng xương.
Tóm lại, Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý cột sống mãn tính, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống người bệnh. Ngoài việc tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị của các chuyên gia, người bệnh cần kiêng cử nghiêm ngặt trong ăn uống, sinh hoạt để giúp quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm đạt hiệu quả cao, ngăn ngừa cơn đau tái phát. Và để điều trị dứt điểm hoàn toàn thì chúng tôi khuyên bạn và gia đình nên tìm hiểu và điều trị bằng các liệu pháp Đông Y hay Y học cổ truyền như phương pháp bấm huyệt hoặc các loại rượu thuốc gia truyền vì đây là phương pháp được đánh giá là vừa trị dứt điểm, vừa tiết kiệm mà lại không cần phải phẩu thuật.