Cách xác định nhanh bệnh thoát vị đĩa đệm cho dân làm việc văn phòng

Thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết: “trên thế giới, cứ tầm 10 người thì có 8 người ít nhất một lần trong đời bị đau thắt lưng. Tại Mỹ, có 15 – 20% người dân đến phòng khám vì đau thắt lưng mỗi năm”.

Theo báo cáo này có ghi: “Thoát vị đĩa đệm là chứng bệnh phổ biến ở người lớn tuổi và người lao động nặng. Hiện nay, căn bệnh này có xu hướng trẻ hóa, 85% nguyên nhân gây đau lưng ở người trẻ đa số có liên quan nhiều đến nghề nghiệp, thói quen sinh hoạt. Đặc biệt là người làm văn phòng vì đặc tính công việc ít vận động, phải ngồi lâu một chỗ liên tục từ 8-10 giờ làm tăng áp lực lên vùng cột sống cũng như đĩa đệm nên khả năng bị thoát vị đĩa đệm là rất cao”.

TS.BS Tăng Hà Nam AnhGiám đốc Trung tâm phẫu thuật thực nghiệm Đại học Y dược TP.HCM, chuyên gia hàng đầu về bệnh xương khớp cho biết: “Dựa theo biểu hiện triệu chứng bên ngoài của người bệnh để xác định tình trạng và nguyên nhân phát bệnh là do thoái hóa cột sống hay thoát vị đĩa đệm để tập trung điều trị sâu dứt điểm. Không phải bất cứ trường hợp nào bị thoát vị đĩa đệm cũng phẫu thuật. Thông thường người bệnh sẽ được điều trị nội khoa trong 3 tháng để theo dõi”.

>>> Xem thêm: Các phương pháp điều trị hiệu quả thoái hóa đốt sống lưng L4 L5


Nhận biết tình trạng bệnh thoát vị đĩa đệm sớm để điều trị hiệu quả

Theo đó, các chuyên gia và bác sĩ khoa xương khớp lưu ý 5 dấu hiệu sau đây để xác định nhanh chứng thoát vị đĩa đệm mà bạn nên biết để phát hiện căn bệnh này sớm nhất:

  • Cơn đau tại vị trí thoát vị đĩa đệm: 2 vị trí đau nhức thông dụng nhất là tại thắt lưng và vùng cổ vai gáy. Triệu chứng ban đầu là cảm giác nhức mỏi tại vị trí thoát vị, khi trở nặng, cơn đau lan ra các vùng xung quanh với tần suất cơn đau tăng lên và kéo dài thành từng đợt.
  • Rối loạn cảm giác nóng – lạnh và tê rần, đau nhức, thậm chí là rối loạn xúc giác do dây thần kinh bị chèn ép cũng là một trong những biểu hiện sớm của bệnh thoát vị đĩa đệm.
  • Đau vùng thần kinh tọa, cơn đau lan từ vùng thắt lưng xuống 1 hoặc 2 bên chân hoặc cảm giác đau từ vùng cổ vai gáy lan xuống vùng 2 cánh tay.
  • Khi bạn nhận thấy khả năng vận động bị hạn chế, cảm thấy cơn đau dữ dội xuất hiện khi cúi xuống, ngồi và đứng lâu.
  • Một trong những dấu hiệu bệnh thoát vị đĩa đệm là hay buồn tiểu, tiểu són và đi tiểu nhiều lần, điều này là do ảnh hưởng khi bạn bị tổn thương dây thần kinh chỉ huy. Trường hợp tổn thương rễ thần kinh S3, S4, S5 người bệnh sẽ đi tiểu và đại tiện không tự chủ được, tiểu tiện thụ động.


Phương pháp tự chẩn đoán thoát vị đĩa đệm ngay tại nhà

Không cần phải đến bệnh viện, hãy thử các phương pháp, triệu chứng, bạn có thể xác định ngay tình trạng thoát vị đĩa đệm của mình và người thân ngay tại nhà mà không phải tốn kém bất cứ chi phí nào.

Các phương pháp kiểm tra thoát vị đĩa đệm cổ

Phương pháp kéo căng dây thần kinh chi trước: Bạn hãy ngồi thẳng lưng và ngay ngắn trên ghế. Hãy đưa cả 2 tay lên trước mặt, duỗi thẳng ra đồng thời với mặt sàn. tiếp theo đó bạn hãy nâng toàn bộ phần từ khuỷu tay tới bàn tay hướng lên trên trần nhà. Giữ nguyên vị trí cổ tay, duỗi thẳng toàn bộ cánh tay ra trước rồi từ từ đưa tay thẳng ra phía sau. Nếu cảm thấy đau ở vùng cánh tay thì bạn có thể đã mắc chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.


Phương pháp phản xạ Hoffman

Phương pháp phản xạ Hoffman: Thực hiện bằng cách đứng thẳng, đưa 1 tay ra phía trước và duỗi thẳng bàn tay. Nhờ 1 người đứng đối diện bạn, chạm hoặc kéo nhẹ ngón tay giữa hay ngón đeo nhẫn. Theo phản xạ bình thường của cơ thể, bàn tay sẽ co lại về phía thân mình, điều này chứng tỏ dây thần kinh của bạn khỏe mạnh bình thường. Nếu thực hiện như vậy mà bàn tay không có phản ứng thì chứng tỏ dây thần kinh của bạn đã bị chèn ép do thoát vị đĩa đệm vùng cột sống cổ.

>> Xem thêm: Thoái hóa đốt sống cổ: Nguyên nhân & Dấu hiệu của bệnh

Các phương pháp kiểm tra thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Phương pháp kiểm tra bằng động tác kéo cẳng chân: Bạn hãy nằm ngửa trên giường hoặc trên mặt sàn phẳng, nhờ 1 người nắm lấy phần cổ chân và kéo từ từ về phía đối diện. Nếu bạn thấy xuất hiện cảm giác đau ở phần cẳng chân thì đó chính là một trong những dấu hiệu ban đầu bệnh thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng.

Phương pháp kiểm tra bằng động tác nâng cẳng chân: Nằm ngửa với tư thế như trên rồi dùng sức nâng chậm 2 chân lên cách mặt sàn khoảng 20cm. Nếu bạn cảm thấy đau chân, dù chỉ là đau nhẹ, càng nâng lên cao thì cảm giác đau càng rõ. Đó là dấu hiệu thoát vị đĩa đệm thắt lưng.

Như những thông tin đã nêu ở trên, chứng thoái hóa cột sống là một trong những chứng bệnh phổ biến nhất hiện nay. Việc xác định tình trạng bệnh từ sớm sẽ hỗ trợ bạn và người thân có nhiều cơ hội điều trị dứt điểm thành công bằng các phương pháp bảo tồn an toàn, hạn chế được trường hợp phải phẫu thuật.

Một trong các phương pháp thoát vị đĩa đệm điều trị vô cùng hiệu quả được nhiều người bệnh chọn lựa là sử dụng phương pháp xoa bóp ấn huyệt, đả thông kinh lạc đồng thời với việc dùng các thảo dược Đông Y vừa giúp giảm các triệu chứng đau, vừa đẩy nhanh quá trình phục hồi mà không để lại tác dụng phụ hay biến chứng về sau, ngoài ra phương pháp này còn được xem là cách dưỡng sinh thân thể rất tốt.

>>> Xem thêm: 5 bài thuốc thần chữa thoát vị đĩa đệm từ cây cỏ trong vườn nhà

Nếu bạn hoặc người thân đang mắc phải chứng bệnh này. Hãy liên hệ ngay đến phòng điều trị Bà Tư Châu để được chúng tôi tư vấn điều trị hoàn toàn miễn phí theo tình trạng bệnh hiện tại, sớm trả lại cho bạn và người thân cuộc sống vui khỏe như trước đó.